tuong-lai-phat-trien-cua-nganh-bao-bi-viet-nam

Sản phẩm mới

Tương lai phát triển của ngành bao bì Việt Nam
••Thứ bảy•, 19 •Tháng 4• 2014 12:09•

Nghiên cứu thị trường về tương lai phát triển của ngành công nghiệp bao bì, đóng gói Việt nam cho thấy rằng, với dân số trên 80 triệu dân, cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp bao bì đóng gói, xu thế này sẽ mang đến nhiều cơ hội và lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực sản xuất bao bì trong những năm tới. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã nhận ra tiềm năng và cơ hội trong lĩnh vực này đang tính đến khả năng đầu tư hoặc hợp tác với các công ty của Việt Nam.

Với chi phí lao động tương đối thấp, nhu cầu trong nước tăng cao, các doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ thấp và lạc hậu đã tạo cơ hội cho các công ty nước ngoài muốn đầu tư dài hạn tại Việt Nam trong lĩnh vực này. Chỉ có ít công ty nội địa đủ khả năng đầu tư phát triển công nghệ để phát triển sản xuất bao bì tiên tiến vì chi phí đầu tư khá cao. Do đó các công ty bao bì Việt Nam hiện tại đang cần sự hợp tác từ phía các công ty và tổ chức nước ngoài để có sự hỗ trợ về tài chính và đặc biệt là công nghệ hiện đại để có thể phát triển hơn nữa nhằm theo kip xu thế toàn cầu là tăng cường bảo vệ môi trường.

"Tiêu dùng xanh" (Green Consumption)

Hiện nay việc mua và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu. Trào lưu này bắt đầu với việc mua các sản phẩm cần thiết và thân thiện với môi trường. Sản phẩm thân thiện với môi trường không gây hại cho sức khỏe con người và có thể tiết kiệm chi phí điện, nhiên liệu, và việc xử lý. Phong trào "tiêu dùng xanh" có thể dẫn đến việc thúc đẩy sử dung các sản phẩm thân thiện với môi trường và không sử dụng sản phẩm của các công ty gây ảnh hưởng tới môi trường, bao gồm cả ngành công nghiệp đóng gói. Bằng cách này người tiêu dùng có thể tích cực tham gia bảo vệ môi trường và thúc đẩy nền kinh tế tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng phát triển.

Quá trình tái chế chưa được coi là kết thúc nếu chỉ tách riêng các chất thải mà phải sản xuất ra một sản phẩm mới bằng các nguồn nguyên liệu được tái chế. Nếu một người tiêu dùng mua một sản phẩm tái chế, khả năng sản xuất ra các sản phẩm tái chế khác sẽ được nâng lên rất nhiều.